Nhận thông báo tin tức mới Đăng ký
Bài đăng

Digital Marketing: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp hiện đại

Huyen Seatek

    1.      Tổng quan về Digital Marketing

Xu thế phát triển của công nghệ đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu đối với đa số các doanh nghiệp. Digital Marketing là tập hợp các hoạt động tiếp thị, quảng cáo và quản lý thương hiệu được thực hiện trên các nền tảng kỹ thuật số nhằm tạo ra tương tác và tạo ra giá trị cho khách hàng. Nó có thể bao gồm các hoạt động như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising), email marketing, quảng cáo trực tuyến (Display Advertising), tiếp thị nội dung (Content Marketing), marketing trên di động (Mobile Marketing) và nhiều hình thức khác. Điều này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp cao hơn, tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng, tạo ra nhiều kế hoạch và chiến lược Marketing mới dựa trên những dữ liệu đã phân tích,… trong thời kì đại số hóa.

    2.      Tại sao Digital Marketing được sử dụng phổ biến?

   -         Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Digital Marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên internet. Với sự phổ biến của internet và mạng xã hội, người dùng trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin và mua sắm. Bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng trực tiếp tại nơi đó, có thể mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuyên biên giới mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia ấy.

    -         Sự tiện lợi: Với Digital Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động 24/7 không ngừng nghỉ, khách hàng có thể nhắn tin mua hàng của bạn vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày và việc của chúng ta là trả lời họ ngay. Hơn nữa, Digital Marketing cũng thuận tiện cho khách hàng khi họ có thể đặt hàng trực tuyến, tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Bạn không nhất thiết phải mở cửa hàng ngay tại khu vực mà bạn muốn bán hàng.

    -         Tính định hướng và tương tác: Digital Marketing cho phép bạn tạo ra các chiến dịch tiếp thị được định hướng chính xác đến đối tượng khách hàng cụ thể. Bằng cách sử dụng dữ liệu và công nghệ, bạn có thể tùy chỉnh thông điệp, quảng cáo và nội dung để phù hợp với sở thích, hành vi và nhu cầu của từng khách hàng. Đồng thời, Digital Marketing cũng tạo ra khả năng tương tác với khách hàng, cho phép họ tương tác, đánh giá và chia sẻ ý kiến với doanh nghiệp của bạn.

    -         Đo lường và phân tích kết quả: Đây là một trong những lợi ích quan trọng của Digital marketing, là khả năng đo lường và phân tích kết quả một cách chi tiết. Giúp bạn theo dõi các chỉ số như lượt truy cập vào website, tương tác mạng xã hội, tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng. Việc phân tích các dữ liệu trên cho phép bạn quản lý độ hiệu quả của các chiến dịch của mình và điều chỉnh để tối ưu hóa kết quả.

    -         Xây dựng  mối quan hệ với khách hàng: Digital Marketing cho phép bạn xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua các kênh tương tác trực tuyến. Bằng cách cung cấp nội dung giá trị, tương tác và hỗ trợ, bạn có thể tạo dựng lòng tin và sự tương tác với khách hàng. Điều này giúp tăng tính trung thành và khả năng tạo ra giao dịch lặp lại.

    -         Chi phí đầu tư thấp: Chi phí làm Digital Marketing là thấp hơn nhiều so với các chiến lược Marketing truyền thống. Với Marketing truyền thống, bạn sẽ tốn hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ để truyền tải thông điệp đến một lượng khán giả nhất định. Trái lại, đối với Digital Marketing, sản phẩm và dịch vụ sẽ tiếp cận với người dùng thông qua điện thoại di động, laptop hoặc các thiết bị kết nối internet khác của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí lớn. 

    -         Tính cá nhân: Đây là một trong những điểm mạnh của Digital Marketing, là đảm bảo tính cá nhân hóa cho từng khách hàng cụ thể. Dựa trên số liệu thu thập được về khách hàng, chúng ta có thể phân tích các dữ liệu ấy, từ đó đưa ra nhận xét và hình dung được hành vi của đối tượng khách hàng tiềm năng. Thông tin có sẵn từ việc theo dõi các lượt truy cập vào trang Web cũng cung cấp dữ liệu giúp xây dựng chiến dịch bán chéo sản phẩm hiệu quả hơn để gia tăng doanh số bán hàng.

    -         Tính linh hoạt và dễ dàng cập nhật: Digital Marketing cho phép bạn dễ dàng cập nhật và thay đổi chiến dịch tiếp thị theo nhu cầu và thị trường. Bạn có thể điều chỉnh thông điệp, quảng cáo, nội dung và hình thức tiếp thị một cách nhanh chóng để phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng.

    -         Thực thi đa dạng chiến lược: Để có thể ra mắt và thúc đẩy nhanh doanh thu của một sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến lược cho cùng một lúc như Social Media Marketing, kết hợp Email Marketing,... Hình thức này sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp phủ sóng trên các diễn đàn, nhằm tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, Digital Marketing còn cho phép thực hiện thử nghiệm A/B (A/B Testing), là một quy trình thử nghiệm ngẫu nhiên để so sánh độ hiệu quả của 2 phiên bản web, page ứng dụng. Lợi ích của A/B Testing chính là giúp marketer biết cách cân nhắc phiên bản quảng cáo nào hiệu quả nhất với mức chi phí thấp nhất.

    3.      Các công cụ và chiến lược Digital Marketing 

   -         Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): SEO là một trong những công cụ cốt lõi của Digital Marketing, thực hiện các công việc như cấu trúc website, tối ưu, xây dựng content,… để tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp, thương hiệu trên môi trường trực tuyến, đặc biệt đối với công cụ tìm kiếm Google. Kết quả SEO tốt phụ thuộc vào từ khóa và tối ưu hóa trang. Sử dụng các từ khóa đã nghiên cứu và từ khóa đuôi dài (longtail keywords) xuyên suốt nội dung website của bạn sẽ cải thiện SEO và mang lại kết quả cao nhất về lưu lượng truy cập và chuyển đổi. Có ba loại SEO phổ biến đó là Off-page SEO, On-page SEO, Technical SEO. Một trong những lợi ích lớn nhất từ SEO cho Website của bạn là khiến người dùng nhìn thấy bạn nhiều hơn, từ đó tăng khả năng truy cập và gia tăng độ nhận diện thương hiệu đồng thời thúc đẩy quá trình mua sản phẩm hơn hoặc quảng bá website của bạn rộng rãi hơn.

    -         Content Marketing: Đây là hình thức Marketing tập trung việc sáng tạo, xuất bản và phân phối nội dung cho người dùng trực tuyến. Nội dung càng được cá nhân hóa, thì nội dung đó càng có nhiều khả năng gây hứng thú, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của mọi người. Các loại nội dung có thể bao gồm bản sao email, Landing Page, Inforgraphic, eBook, video, SMS, bài báo, blog,… Nội dung có thể được sử dụng trên các kênh, nhưng tất cả nội dung của bạn phải có tiếng nói và thông điệp nhất quán. Góp phần tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng.

    -         Social Media Marketing: sử dụng các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Các nền tảng phổ biến thường được sử dụng như Facebook, Zalo, Linkedin, Tiktok. Phương pháp Marketing qua mạng xã hội cho phép tiếp cận người dùng đa dạng được phân theo nhiều tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích, ngành nghề, chức danh,... Đây là một cách tuyệt vời để tiếp cận đối tượng cụ thể và kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng và đối tác. Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có các loại nội dung khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung vào video/hình ảnh. Vì vậy, khi bạn tạo nội dung, hãy luôn ghi nhớ cách bạn muốn phân phối nội dung đó thông qua mạng xã hội và sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

    -         Email Marketing: Marketing qua Email là một trong những hình thức Digital Marketing lâu đời nhất. Với Email Marketing, bạn thu thập dữ liệu khách hàng qua nhiều điểm tiếp xúc khác nhau, phân loại dữ liệu đó để hiểu sở thích của khách hàng tiềm năng và cuối cùng được phép thêm họ vào danh sách email của bạn. Nội dung email có thể bao gồm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn, tin tức về công ty và sự kiện của bạn, ưu đãi được cá nhân hóa, câu chuyện thành công của khách hàng, liên kết đến các nghiên cứu điển hình và tóm tắt kỹ thuật,… Lưu ý khi gửi email, nội dung cần phải hấp dẫn, thu hút và phải đảm bảo cân bằng giữa việc gửi quá nhiều email và gửi không đủ. Email Marketing tiết kiệm chi phí, giúp xây dựng thương hiệu, lòng tin và mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, các chiến dịch Email Marketing có thể đo lường, đánh giá hiệu quả để có sự điều chỉnh một cách phù hợp.

   -         Marketing Automation: là việc tự động hoá các hoạt động marketing bằng cách sử dụng những phần mềm. Công nghệ sử dụng trong các phần mềm này cho phép marketers tự động triển khai khác nhiệm vụ marketing lặp đi lặp lại bao gồm email marketing, social media marketing, hay chiến dịch quảng cáo. Với Marketing Automation, doanh nghiệp có thể gửi đến khách hàng những thông điệp được tự động quá sắp đặt sẵn theo một chuỗi những điều kiện hay còn gọi là workflow. Một số phần mềm Marketing Automation phổ biến phải kể đến Hubspot, Salesforce, và MailChimp. Marketing Automation sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đó một cách hiệu quả nhanh chóng và còn đưa ra cho bạn những báo cáo chính xác về kết quả đã đạt được. 

    -         Viral Marketing: là hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông với mục đích khuyến khích một người dùng lan tỏa và chia sẻ các thông điệp Marketing mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Viral Marketing tận dụng sự nhân rộng một cách nhanh chóng, tạo ra sự bùng nổ thông điệp đến số lượng công chúng mục tiêu lớn, hướng đến đạt được mục tiêu chính về xây dựng thương hiệu hoặc bán hàng.

    -         Mobile marketing: Mobile Marketing là công cụ giúp các mẫu quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp được hiển thị qua các thiết bị smartphone, tablets,… Các hình thức trong ứng dụng Mobile Marketing phổ biến có thể kể đến như Video, App di động, WAP, mã QR, Marketing dựa trên vị trí,… Các loại phổ biến của quảng cáo trên điện thoại là cuộc gọi lạnh (Cold calling), Marketing qua tin nhắn văn bản dưới dạng mã giảm giá – quà tặng – chương trình dành cho khách hàng trung thành – chúc mừng sinh nhật… (SMS marketing), QR codes (Mã QR).

    -         Online PR: Quan hệ công chúng trực tuyến là hành động các doanh nghiệp mang hình ảnh mình đến với công chúng bằng các ấn phẩm Digital như Blog website, báo điện tử và các trang web qua các nội dung khác nhau.Đây là công cụ Digital Marketing hỗ trợ thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một lượng lớn người tiêu dùng. Hình thức này giống như PR truyền thống, nhưng lại được diễn ra trên môi trường trực tuyến.

    4.      Các bước để xây dựng chiến lược Digital Marketing

    -         Đánh giá tình hình doanh nghiệp, khách hàng: Tìm hiểu thị trường, phân tích các xu hướng, nhu cầu và thách thức trong ngành của bạn. Tiếp theo, bạn nên dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thị trường cùng các đối thủ cạnh tranh, phân tích các thuận lợi và khó khăn, đưa ra các phương án dự trù để khắc phục nếu gặp phải rủi ro. Ngoài ra, cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Tìm hiểu về khách hàng, nhu cầu của họ, sở thích và hành vi trực tuyến để tạo ra nội dung và chiến lược phù hợp.

    -         Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và đo lường được. Xác định những gì bạn muốn đạt được thông qua chiến dịch Digital Marketing và lập kế hoạch để đo lường hiệu quả.

    -         Chọn kênh và công cụ cần sử dụng:  Xác định các kênh và công cụ Digital Marketing phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng của bạn, ví dụ sử dụng SEO website để tạo độ phủ, uy tín cho thương hiệu, Email marketing cho khách hàng cũ, khách hàng mục tiêu, seeding Facebook tạo viral cho thương hiệu, quảng cáo Youtube tiếp cận gần hơn với khách hàng,… Việc dùng chính xác công cụ sẽ giúp chiến lược trở nên tối ưu hơn.

    -         Tạo nội dung hấp dẫn: Hãy lên kế hoạch cho các content của bạn trong tương lai để thu hút khách hàng bằng những mẫu content chất lượng và thú vị. Tối ưu hóa nội dung cho SEO và tương thích với các kênh và thiết bị khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược Digital Marketing của bạn.

    -         Tương tác và xây dựng quan hệ: Tương tác tích cực với khách hàng thông qua mạng xã hội, email marketing, trò chuyện trực tiếp và các hình thức tương tác khác. Xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo lòng tin với khách hàng.

    -         Đo lường và tối ưu hóa: Theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing. Sử dụng các công cụ phân tích và đo lường để đánh giá kết quả và điều chỉnh chiến lược để tối ưu hóa hiệu quả.

    5.      Digital Marketing bao gồm những công việc nào?

    -         Chuyên viên SEO: Vai trò chính của chuyên viên SEO là xếp hạng trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đồng thời tìm cách tăng lưu lượng truy cập của trang web.Vai trò của các chuyên viên SEO gồm tiến hành phân tích cơ sở về khách hàng trong các ngành khác nhau, Đóng góp cho blog của công ty để tối ưu hóa trên trang và ngoài trang, Tiến hành nghiên cứu từ khóa theo các chiến lược nghiên cứu từ khóa mới nhất,... Khi được tuyển dụng vào vị trí này, các ứng cử viên trước hết cần có kiến thức về SEO và những quy định cũng như thủ thuật SEO hiệu quả. Đồng thời phải đảm bảo được khả năng quản lý các nguồn SEO từ đối tác phải được duy trì ổn định và lâu dài.

    -         Quản lý Content Marketing: Đây là vị trí tạo ra nội dung cho các ấn phẩm quảng cáo trên các website. Bao gồm tạo, chỉnh sửa và cải thiện nội dung mà khán giả đang tìm kiếm và tối ưu hóa nội dung, tích hợp các chương trình nội dung với các chiến dịch thương hiệu để thúc đẩy nhu cầu về thương hiệu, đo lường và tối ưu hóa thường xuyên để thúc đẩy lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và khách hàng tiềm năng,... Đây là vị trí quan trọng giúp các website tạo được ấn tượng với khách hàng, người xem bằng nội dung chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tìm kiếm của họ.

    -         Quản lý mạng xã hội (Social Media Management): Đây là vị trí chiếm thế mạnh trong việc kết nối những nội dung lại với nhau theo một trình tự logic nhất, giúp website đăng tải các bài viết, content hiệu quả thông qua lịch trình hoặc mục đích của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuyên gia làm trong vị trí này sẽ giám sát quá trình đăng tải và biết được khung thời gian vàng để đăng tải sao cho đạt được lượt xem cao nhất. Góp phần xây dựng thương hiệu và tăng cường nhận diện thương hiệu.

    -         Email Marketing: Xây dựng danh sách email khách hàng và gửi email marketing để tiếp cận, tương tác và thông báo với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi và tin tức của doanh nghiệp.

    -    Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising): Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn để chạy quảng cáo trực tuyến, nhắm mục tiêu đúng đối tượng khách hàng và tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác.

    -         Mobile Marketing: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Các hình thức tiếp thị di động bao gồm quảng cáo trên ứng dụng di động, tin nhắn văn bản, ứng dụng di động và trang web tương thích di động.























 

Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.